Pink là tên mã hiệu của sản phẩm này và nguồn tin này cho biết chiếc di động đặc biệt này sẽ hỗ trợ Windows Mobile 7 cùng các tính năng cao cấp khác. Và thực sự được tung ra thị trường thì Pink sẽ trở thành chiếc di động đầu tiên trên thế giới của hãng Microsoft sản xuất.
" alt=""/>Microsoft chọn xong đại lý quảng cáo “dế” Pink?Khi mở tin nhắn, Song bàng hoàng khi thấy những bức ảnh khiêu dâm của chính mình. Nhưng chúng là ảnh deepfake, được chỉnh sửa bằng kỹ thuật số và gần như không thể phân biệt được với ảnh thực tế.
"Tôi rất sốc và sợ hãi. Dù biết là giả mạo nhưng chúng vẫn có vẻ rất thật. Tôi đã mong đó chỉ là một cơn ác mộng", Song nói. Tuy nhiên, các tin nhắn vẫn tiếp tục được gửi đến, hỏi Song có thực sự là người chụp ảnh khiêu dâm hay không, một số còn yêu cầu Song "giúp vui cho họ".
Ban đầu, Song cố giải thích đó không phải là cô, thậm chí nhờ một số người trong số họ giúp đỡ. Nhưng việc cô trả lời tất cả tin nhắn dường như chỉ khiến họ phấn khích hơn. Các tin nhắn không ngừng lại và yêu cầu của họ ngày càng tồi tệ hơn.
Nỗi sợ hãi ngày càng tăng
Song là một trong số ngày càng nhiều nạn nhân của deepfake khiêu dâm, nhiều người trong đó ở độ tuổi vị thành niên.
Theo Viện Nhân quyền Phụ nữ Hàn Quốc, tổng cộng 2.154 người đã tìm kiếm sự giúp đỡ tại trung tâm hỗ trợ nạn nhân bị lạm dụng tình dục trực tuyến do nội dung deepfake khiêu dâm, từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2024. Trong số 781 nạn nhân kêu cứu trong năm nay, có 288 người là trẻ vị thành niên, tương đương 36,9%. Số trẻ vị thành niên tìm kiếm trợ giúp do deepfake cũng tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây.
Nhiều thủ phạm cũng ở độ tuổi vị thành niên và số lượng ngày càng tăng do việc tiếp cận công nghệ deepfake ngày càng dễ dàng. Trong số tất cả nghi phạm bị buộc tội tạo video deepfake, vị thành niên chiếm 75,8% vào năm 2023. Tỷ lệ này năm nay vẫn ở mức cao, chiếm 73,6% theo thống kê từ tháng 1 đến tháng 7.
Do lo ngại về tội phạm sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tăng mạnh, ngày 28/8, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết sẽ có lập trường vững chắc chống lại tội phạm deepfake khiêu dâm trong trường học.
Hình phạt dành cho thủ phạm có thể bao gồm đuổi học, mức cao nhất trong hệ thống hình phạt 9 bậc của Bộ dành cho học sinh trung học phổ thông liên quan đến bạo lực học đường. Đối với những thủ phạm ở cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở, việc chuyển trường là hình phạt tối đa vì chính sách giáo dục bắt buộc.
Lý giải về việc trẻ vị thành niên tạo và phân phối nội dung deepfake khiêu dâm, giáo sư Bae Sang-hoon từ Cục Quản lý Cảnh sát của Đại học Woosuk đề cập đến "chủ nghĩa coi mình là trung tâm ở thanh thiếu niên", ham muốn thể hiện bản thân vượt trội hơn các bạn cùng lứa qua việc thử nghiệm thứ gì đó đi chệch khỏi các chuẩn mực xã hội.
Nhà tâm lý học pháp y Lee Soo-jung cho rằng có khả năng thủ phạm không coi hành động của họ là tội ác, chỉ để giải tỏa sự tò mò và hứng thú. Vì thế, các phương pháp giáo dục phù hợp phải được áp dụng để giúp nhiều người nhận ra đây là một tội ác chứ không phải một hình thức giải trí.
Lỗ hổng luật pháp
Công nghệ deepfake phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, với các công cụ trí tuệ nhân tạo sẵn có cho phép người dùng bình thường dễ dàng tạo ra các nội dung deepfake.
Theo Đạo luật về các trường hợp đặc biệt liên quan đến trừng phạt tội phạm tình dục, bất kỳ ai chỉnh sửa, tổng hợp hoặc xử lý nội dung deepfake khiêu dâm đều có thể bị phạt tới 5 năm tù hoặc phạt tiền tới 50 triệu won (37.400 USD). Những người phân phối nội dung vì lợi nhuận có thể bị phạt tới 7 năm tù. Tuy nhiên, hiện không có luật nào trừng phạt những người tải xuống hoặc xem nội dung deepfake khiêu dâm.
Luật sư nhân quyền Min Go-eun nói: "Hiện tại, luật pháp trừng phạt hành vi xem các video khiêu dâm được quay mà không có sự đồng ý, nhưng luật này chưa có đối với deepfake. Ngày nay, công nghệ đã tiến bộ đến mức khó có thể xác định được deepfake từ một bức ảnh hoặc video thực tế. Tuy nhiên, luật vẫn còn những lỗ hổng khi không coi deepfake là hình ảnh hoặc đoạn phim được quay chụp trái phép".
Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, tỷ lệ bắt giữ tội phạm deepfake trong ba năm qua ở mức 47,4% vào năm 2021, 46,9% vào năm 2022 và 51,7% vào năm 2023. Từ tháng 1 đến tháng 7, con số này là 49,5%.
Cảnh sát đang nỗ lực nâng cấp phần mềm phát hiện deepfake và tiến hành các cuộc điều tra bí mật để tăng tỷ lệ bắt giữ. Phần mềm phát hiện deepfake được phát triển vào tháng 3 xác định tính xác thực của nội dung deepfake trong vòng 10 phút và có tỷ lệ phát hiện 80%.
Tuệ Anh(Theo Korea Herald,Korea Times)
" alt=""/>Deepfake khiêu dâm ám ảnh học sinh Hàn QuốcTại Trung Quốc, hộ khẩu là văn bản pháp lý quan trọng, cho phép người dân được hưởng các lợi ích xã hội như chăm sóc y tế, giáo dục cộng đồng và chứng thực sở hữu tài sản.
Ngoài ra, khi kết hôn hay ly dị, các cặp vợ chồng đều phải xuất trình hộ khẩu tại văn phòng dân sự địa phương.
![]() |
Hộ khẩu là giấy tờ quan trọng, cho phép người dân Trung Quốc được hưởng các lợi ích xã hội bao gồm y tế, giáo dục, hôn nhân... Ảnh: Xinhua. |
Dù vậy, khi Wang và chồng cũ "đường ai nấy đi" vào năm 2014, cô không gặp bất kỳ rắc rối nào về thủ tục.
Cho đến năm ngoái, khi có ý định tái hôn, cô mới phát hiện mình vô tình trở thành "người đã khuất" trên giấy tờ.
Kể từ đó, cô không ngừng tìm đến các cấp chính quyền, chi hàng nghìn nhân dân tệ để khắc phục sai lầm này song chưa có kết quả.
"Tôi phải mang danh phận 'người chết' để sống suốt quãng đời còn lại sao?", Wang trải lòng. Cô cho biết việc không có hộ khẩu gây ra vô số phiền toái cho gia đình mình.
Đây không phải lần đầu hộ khẩu của công dân bị chính quyền địa phương hủy bỏ do nhầm lẫn. Năm ngoái, một người đàn ông họ Guo đến từ thành phố Liễu Châu cũng rơi vào tình huống tương tự.
Để chứng minh bản thân còn sống, Guo phải thu thập nhiều loại giấy tờ từ chính quyền địa phương, kèm theo bức ảnh anh cầm tờ báo ngày hôm đó để làm bằng chứng.
Tuy nhiên,Sixth Tonechưa rõ Guo có thành công khôi phục tình trạng hộ khẩu của mình hay không.
Ju Ganghai, cảnh sát về vấn đề dân sự ở thị trấn Thai Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), nói rằng rất khó để chứng thực hay cấp lại hộ khẩu vì tài liệu này có liên quan mật thiết tới danh tính pháp lý của một cá nhân.
"Điểm phức tạp ở những trường hợp này nằm ở khâu xác nhận thông tin nhận dạng của công dân, xác thực rằng họ chưa chết", Ju nhận định.
Mỗi năm, hàng triệu người dân Trung Quốc báo cáo cơ quan chức năng về việc bị mất hoặc bị đánh cắp thẻ căn cước. Trong một số trường hợp, những tấm căn cước đó bị sử dụng vào mục đích bất hợp pháp.
Theo Zing
Cô bé 13 tuổi ở Trung Quốc chi 700.000 nhân dân tệ (hơn 2,4 tỷ đồng) để đặt hàng các bức tranh minh họa từ họa sĩ vẽ truyện tranh trực tuyến đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội.
" alt=""/>Người phụ nữ Trung Quốc phát hiện mình 'đã chết' trên hộ khẩuLời giải thích này chạm đến tự ái của Nam bởi chàng kỹ sư IT ở Đà Nẵng vẫn tự ti về ngoại hình của mình.
Tuy vậy, điều khiến Nam khó chịu hơn là cô bạn gái vẫn chăm chỉ đăng ảnh cá nhân, viết những dòng trạng thái đầy tâm trạng mỗi ngày, thu hút nhiều chàng trai vào bình luận. "Việc không được công khai khiến tôi bất an, cảm giác như mình là kẻ vô hình trong mối quan hệ này", Hoàng Nam, 30 tuổi, nói.
Cuối cùng, Nam phát hiện bạn gái đã phản bội mình. Những lý do để không công khai chỉ là cái cớ cho cô tiếp tục đi hẹn hò với những người khác.
"Hóa ra, ngay từ đầu tôi chỉ là phương án dự phòng. Cô ấy chọn ở bên tôi có lẽ vì tiền bạc", chàng trai nói.